THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI?
Theo luật đầu tư Mới, một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) được định nghĩa rộng bao gồm mọi tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Bên cạnh các định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, luật đầu tư Mới còn đưa ra khái niệm doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có vốn nước ngoài chiếm đa số (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51%), là các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các điều kiện đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51% nếu:
- Có ít nhất 51% vốn điều lệ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối);
- Có ít nhất 51% vốn điều lệ do Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối nắm giữ;
- Có ít nhất 51% vốn điều lệ do cả nhà đầu tư nước ngoài và Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối nắm giữ.
- Chính sách ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh những dự án thuộc các ngành nghề hoặc đặt tại các vùng địa lý được hưởng ưu đãi, theo luật đầu tư Mới những dự án sau đây cũng được ưu đãi đầu tư:
- Những dự án có vốn từ 6.000 tỉ VNĐ (khoảng 278 triệu US$) và được góp trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) hoặc Chấp Thuận Nguyên Tắc (xin xem thêm Mục “Chấp Thuận Nguyên Tắc” dưới đây);
- Những dự án đặt tại khu vực nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
- Doanh nghiệp công nghệ cao, và các doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ.
- Hình thức đầu tư.
Hình thức đầu tư luật đầu tư mới phân loại các hình thức đầu tư khác nhau, bao gồm:
- Thành lập tổ chức kinh tế (pháp nhân) để phát triển dự án;
- Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng (ví dụ: hợp đồng PPP, hợp đồng BCC).
- Giấy chứng nhận đầu tư:
Theo luật đầu tư mới, đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài trải qua quy trình cấp phép theo hai bước như sau:
- Đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) cho nhà đầu tư nước ngoài thay vì cấp cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ;
- Đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua việc đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Doanh Nghiệp (ERC) cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
- Bản Tin Pháp Luật- Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp - 2015 Những dự án sau đây yêu cầu nhà đầu tư phải đăng ký cấp IRC:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
- Dự án đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51%. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, luật đầu tư Mới cho thấy nhà đầu tư nước ngoài không bị yêu cầu cần phải có IRC khi thực hiện một giao dịch M&A.
Tuy nhiên, nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước) vẫn cần phải đăng ký giao dịch với các cơ quan nhà nước liên quan nếu:
- Giao dịch đó dẫn đến việc nhà đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế được mua; hoặc
-
Tổ chức kinh tế được mua hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Không có những thay đổi đáng kể đối với hồ sơ đăng ký cấp IRC so với hồ sơ đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư (IC) trong luật đầu tư Hiện Tại, thời hạn luật định đối với việc cấp IRC lại ngắn hơn rất nhiều. Cụ thể, theo luật đầu tư Mới, thời hạn cấp IRC là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ so với thời hạn 45 ngày cho việc cấp IC theo luật đầu tư Hiện Tại.
Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:
Địa chỉ : Số 4 Ngõ 67, Đỗ Quang- Trung Hòa- Cầu Giấy - Hà Nội
Tel : (04) 3.2.26.26.44 Fax : (04) 3.2.26.26.45
DĐ: 0983.92.77.83 - 0945.285.478
Email : huong @dichvutraidat.com
Website : www.thanhlapcongtymoi.com-www.thanhlapcongtymoi.vn