dich vu thanh lap cong ty Cá nhân, tổ chức nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam dẫn đến nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên cần thực hiện các thủ tục đầu tư tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định mới của Luật Đầu tư 2014.

1. Lựa chọn hình thức góp vốn

Cá nhân, tổ chức nước ngoài (sau đây gọi chung là nhà đầu tư) được góp vốn thông qua các hình thức:

- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc phát hành thêm từ công ty hoặc cổ đông của công ty cổ phần;

- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, tổ chức kinh tế khác bằng cách mua vốn của các thành viên.

2. Đáp ứng các điều kiện về ngành, nghề nhà đầu tư muốn kinh doanh

Theo quy định, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư thuộc các ngành, nghề khác nhau phải đáp ứng toàn bộ điều kiện đầu tư đối với các ngành, nghề đó. Trong một số trường hợp như nhà đầu tư không được thực hiện, không đáp ứng điều kiện của ngành, nghề của doanh nghiệp Việt Nam thì phải thực hiện điều chỉnh ngành, nghề trước khi tiếp nhận vốn của nhà đầu tư.

Đối với những ngành chưa cam kết hoặc không được quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO và điều ước quốc tế mà pháp luật Việt Nam chưa có quy định về điều kiện đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ lấy ý kiến Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ quản lý ngành. Tuy nhiên, nếu ngành đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thì không phải thực hiện việc lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được phép thực hiện hoạt động đầu tư trong các ngành và các ngành này đã được công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trong cùng ngành, nghề đó mà không phải lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành.

3. Thực hiện thủ tục đăng ký

Sau khi đáp ứng các điều kiện, nhà đầu tư thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào doanh nghiệp Việt Nam. Hồ sơ bao gồm văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp và các giấy tờ xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư.

4. Giải trình đáp ứng điều kiện

Lưu ý, nhà đầu tư cần giải trình về đáp ứng điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ; hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, doanh nghiệp Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế:

- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ: Quy định về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ theo quy định của cam kết WTO giữa Việt Nam và các nước thành viên WTO khác, quy định pháp luật Việt Nam.

- Hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện theo quy định của điều ước quốc tế: lĩnh vực đầu tư theo ngành, nghề của doanh nghiệp Việt Nam, cam kết có đủ năng lực để thực hiện,...

5. Thực hiện góp vốn

Nếu nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện sẽ được cấp Thông báo việc đáp ứng điều kiện đầu tư. Kể từ ngày ra thông báo, nhà đầu tư thực hiện việc chuyển vốn theo quy định.

Trong trường hợp đầu tư theo hình thức chuyển nhượng vốn thì nhà đầu tư phải có Giấy chứng nhận góp vốn của doanh nghiệp cấp cho nhà đầu tư trước khi thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan có thẩm quyền.

Lưu ý

Theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định 118, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Nguồn từ: DNSG

dich vu thanh lap cong ty THẾ NÀO LÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN NƯỚC NGOÀI?

Theo luật đầu tư Mới, một tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (DNĐTNN) được định nghĩa rộng bao gồm mọi tổ chức có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Bên cạnh các định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, luật đầu tư Mới còn đưa ra khái niệm doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có vốn nước ngoài chiếm đa số (doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51%), là các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ các điều kiện đầu tư như đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể, một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ được coi là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51% nếu:

  1. Có ít nhất 51% vốn điều lệ do nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ (Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối);
  2. Có ít nhất 51% vốn điều lệ do Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối nắm giữ;
  3. Có ít nhất 51% vốn điều lệ do cả nhà đầu tư nước ngoài và Tổ Chức Nước Ngoài Chi Phối nắm giữ.

- Chính sách ưu đãi đầu tư.
Bên cạnh những dự án thuộc các ngành nghề hoặc đặt tại các vùng địa lý được hưởng ưu đãi, theo luật đầu tư Mới những dự án sau đây cũng được ưu đãi đầu tư:

  1. Những dự án có vốn từ 6.000 tỉ VNĐ (khoảng 278 triệu US$) và được góp trong vòng 3 năm kể từ ngày cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) hoặc Chấp Thuận Nguyên Tắc (xin xem thêm Mục “Chấp Thuận Nguyên Tắc” dưới đây);
  2. Những dự án đặt tại khu vực nông thôn sử dụng từ 500 lao động trở lên;
  3. Doanh nghiệp công nghệ cao, và các doanh nghiệp hoặc tổ chức khoa học và công nghệ.

- Hình thức đầu tư.
Hình thức đầu tư luật đầu tư mới phân loại các hình thức đầu tư khác nhau, bao gồm:

  1. Thành lập tổ chức kinh tế (pháp nhân) để phát triển dự án;
  2. Góp vốn, mua cổ phần hoặc phần vốn góp của tổ chức kinh tế;
  3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng (ví dụ: hợp đồng PPP, hợp đồng BCC).

- Giấy chứng nhận đầu tư:
Theo luật đầu tư mới, đầu tư theo hình thức thành lập tổ chức kinh tế sẽ yêu cầu nhà đầu tư nước ngoài trải qua quy trình cấp phép theo hai bước như sau:

  • Đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư (IRC) cho nhà đầu tư nước ngoài thay vì cấp cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài ;
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp thông qua việc đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Doanh Nghiệp (ERC) cho doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
  • Bản Tin Pháp Luật- Luật Đầu Tư và Luật Doanh Nghiệp - 2015 Những dự án sau đây yêu cầu nhà đầu tư phải đăng ký cấp IRC:
  1. Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;
  2. Dự án đầu tư của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài 51%. Mặc dù không hoàn toàn rõ ràng, luật đầu tư Mới cho thấy nhà đầu tư nước ngoài không bị yêu cầu cần phải có IRC khi thực hiện một giao dịch M&A.

Tuy nhiên, nhà đầu tư (bao gồm nhà đầu tư nước ngoài hoặc nhà đầu tư trong nước) vẫn cần phải đăng ký giao dịch với các cơ quan nhà nước liên quan nếu:

  1. Giao dịch đó dẫn đến việc nhà đầu tư nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên trong tổ chức kinh tế được mua; hoặc
  2. Tổ chức kinh tế được mua hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện áp dụng đối với nhà đầu tư nước ngoài. Không có những thay đổi đáng kể đối với hồ sơ đăng ký cấp IRC so với hồ sơ đăng ký cấp Giấy Chứng Nhận Đầu Tư (IC) trong luật đầu tư Hiện Tại, thời hạn luật định đối với việc cấp IRC lại ngắn hơn rất nhiều. Cụ thể, theo luật đầu tư Mới, thời hạn cấp IRC là trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ so với thời hạn 45 ngày cho việc cấp IC theo luật đầu tư Hiện Tại.
    Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:
    Địa chỉ : Số 4 Ngõ 67, Đỗ Quang- Trung Hòa- Cầu Giấy - Hà Nội
    Tel : (04) 3.2.26.26.44 Fax : (04) 3.2.26.26.45
    DĐ: 0983.92.77.83 - 0945.285.478
    Email : huong @dichvutraidat.com
    Website : www.thanhlapcongtymoi.com-www.thanhlapcongtymoi.vn

dich vu thanh lap cong ty Vương miện thể thao

Bước 01: Đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam đầu tư thực hiện dự án thì phải làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Tuy nhiên, trước khi làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trong một số trường hợp nhà đầu tư phải đăng ký chủ trương đầu tư với Cơ quan Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Hồ sơ gồm :

Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư.

Đối với nhà đầu tư là cá nhân : Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu

Đối với nhà đầu tư là tổ chức : bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý.

Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án.

Bản sao một trong các tài liệu sau:

- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư.

- Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ.

- Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính.

- Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư.

- Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.

Đề xuất nhu cầu sử dụng đất: Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: Tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ, thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao.

Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

* Chú ý: Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư thì không cần thực hiện bước này

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký đầu tư

Thời gian : Từ 35-40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Bước 02: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Trong các trường hợp sau, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài:

Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế sau:

- nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh.

- Có tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

- Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định như trên nắm giữ từ 51 % vốn điều lệ trở lên.

Bước 03: Thành lập doanh nghiệp, cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.

* ĐỐI VỚI CÔNG TY TNHH.

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách thành viên.

Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền. Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

* ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN.

Hồ sơ gồm:

Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

Điều lệ công ty.

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (danh sách người đại diện theo ủy quyền nếu có)

Bản sao các giấy tờ sau đây:

- Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân.

- Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

- Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Cơ quan nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ

Bước 04: Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.

Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:

Ngành, nghề kinh doanh.

Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần .

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Bước 05: Khắc dấu của doanh nghiệp

Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp . Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.

Bước 06: Công bố mẫu dấu của doanh nghiệp trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia

Sau khi có con dấu, doanh nghiệp tiến hành đăng tải mẫu con dấu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia và được sở KH-ĐT cấp 01 giấy xác nhận đã đăng tải mẫu con dấu.

Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh

Thời gian: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ.

Liên hệ để được tư vấn trực tiếp:

Địa chỉ : Số 4 Ngõ 67, Đỗ Quang- Trung Hòa- Cầu Giấy - Hà Nội
Tel : (04) 3.2.26.26.44 Fax : (04) 3.2.26.26.45
DĐ: 0983.92.77.83 - 0945.285.478
Email : huong @dichvutraidat.com
Website : www.thanhlapcongtymoi.com-www.thanhlapcongtymoi.vn

dich vu thanh lap cong ty Để thành lập doanh nghiệp, trước tiên quý khách cần phải đặt cho doanh nghiệp mình một cái tên. Việc đặt tên cho một doanh nghiệp cũng là một điều rất quan trọng. Làm sao để đối tác, khách hàng của doanh nghiệp có thể nhìn vào và tin tưởng doanh nghiệp. Như vậy được coi là doanh nghiệp đã thành công ngay từ bước đầu tiên khởi nghiệp rồi. Việc đặt tên như thế nào để gây được thiện cảm với đối tác khách hàng quan trọng, tuy nhiên việc đặt tên này còn phải tuân thủ một số quy định theo Luật doanh nghiệp năm 2014. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ về một số quy định về đặt tên như sau:

Căn cứ vào Điều 38, Luật doanh nghiệp 2014 quy định về cách đặt tên:

I. Cấu trúc Tên tiếng V iệt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố:

a) Loại hình doanh nghiệp .

- Đ ối với công ty trách nhiệm hữu hạn được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”

- Đ ối với công ty cổ phần được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP”;

- Đ ối với công ty hợp danh được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD”;

- Đ ối với doanh nghiệp tư nhân được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN”;

b) Tên riêng.

- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

- Căn cứ vào thông tư số 20/2015/TT-BKH-ĐT quy định các ký hiệu bao gồm những ký hiệu sau :

% & ,
( ) .
- + :
\ / ;

Ví dụ: Công ty TNHH dịch vụ Trái Đất HOẶC Công ty cổ phần tập đoàn Hòa Phát.

c) Tên doanh nghiệp phải được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

II. Những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký .

2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Chú ý: Những tên được cho là Trùng hoặc gây nhầm lẫn như sau:

- Tên trùng là tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của doanh nghiệp đã đăng ký.

- Tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký là những trường hợp sau:

  • Tên được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên viết tắt trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên bằng tiếng nước ngoài trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký;
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W ngay sau tên riêng của doanh nghiệp đó;
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi ký hiệu “&”, “.”, “+”, “-”, “_”;
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc “mới” ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký; từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc từ có ý nghĩa tương tự.

Các trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e không áp dụng đối với trường hợp công ty con của công ty đã đăng ký.

III. Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài

- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh.

- Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

- Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

IV. Tên viết tắt của doanh nghiệp

- Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

V. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

Trên đây là một số quy định về đặt tên doanh nghiệp, chúng tôi hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp quý khách cân nhắc trước khi đặt tên để tránh bị Phòng đăng ký kinh doanh từ chối. Những quy định của pháp luật quy định về cách đặt tên của doanh nghiệp, một phần là để nhà nước dễ quản lý doanh nghiệp, một phần cũng mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp. Ví dụ như lợi ích về việc được bảo hộ tên doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp được bảo hộ tên doanh nghiệp và các doanh nghiệp thành lập sau không thể đặt trùng hay gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể yên tâm phát triển thương hiệu mà không phải đăng ký bảo hộ thương hiệu cho doanh nghiệp.

Mọi thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ với công ty Trái Đất qua Hotline hoặc email về địa chỉ This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it. . Rất hận hạnh được tác với quý khách.

Giảm giá thể thao Crown cao nhất

Địa chỉ: Số 4 ngõ 67 Đỗ Quang- Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

VPGD: Số 2B/34/68 - Cầu Giấy - Hà Nội.

Hotline: 0983- 927 - 783 - 0945 - 285 - 478

Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.

Trang web cá cược thể thao Crown được đề xuất

Thiết kế bởi: getalialawn.com
async> View My Stats