Lập và trình bày BCTC khi doanh nghiệp không hoạt động liên tục theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Để giúp cho các doanh nghiệp và kế toán áp dụng hệ thống tài khoản theo Thông tư 200/2014 thực hiện tốt việc lập báo cáo tài chính , Dịch vụ Trái Đất xin chia sẻ bài viết :Lập và trình bày BCTC khi doanh nghiệp không hoạt động liên tục
1. Định nghĩa doanh nghiệp không hoạt động liên tục
Doanh nghiệp bị coi làkhông hoạt động liên tục nếu hết thời hạn hoạt động mà không có hồ sơ xin gia hạn hoạt động, dự kiến chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động trong vòng không quá 12 tháng kể từ ngày lập BCTC. Doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh thông thường hơn 12 tháng thì không quá một chu kỳ SXKD.
2. Các tình huống sau vẫn được coi là hoạt động liên tục
- Việc cổ phần hóa một Doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
- Việc thay đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp, ví dụ chuyển một công ty TNHH thành công ty cổ phần hoặc ngược lại.
- Việc chuyển một đơn vị có tư cách pháp nhân hạch toán độc lập thành một đơn vị không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc hoặc ngược lại.
3. Khi không đáp ứng giả định hoạt động liên tục, doanh nghiệp vẫn phải trình bày đủ các BCTC
- Bảng CĐKT Mẫu B01/CDHĐ – DNKLT được trình bày theo mẫu riêng;
- Thuyết minh Mẫu B09/CDHĐ – DNKLT được trình bày theo mẫu riêng;
- Báo cáo KQKD Mẫu B02/ CDHĐ – DNKLT và Báo cáo LCTT – Mẫu B03/CDHĐ – DNKLT được trình bày theo mẫu chung tương tự doanh nghiệp hoạt động bình thường.
4. Doanh nghiệp phải tái phân loại tài sản và nợ phải trả dài hạn thành ngắn hạn; đánh giá lại toàn bộ tài sản và nợ phải trả, trừ trường hợp có một bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả
a. Đối với tài sản
- Hàng tồn kho được đánh giá thấp hơn giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Chi phí XDCB dở dang được đánh giá theo giá thấp hơn giữa giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi ( là giá thanh lý trừ chi phí thanh lý ước tính )
- TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, bất động sản đầu tư được đánh giá thấp hơn giữa giá trị còn lại và giá trị có thể thu hôi (là giá thanh lý trừ chi phí thanh lý ước tính ). Đối với TSCĐ thuê tài chính nếu có điều khoản bắt buộc phải mua lại thì đánh giá lại tương tự như TSCĐ của doanh nghiệp, nếu được trả lại cho bên cho thuê thì đánh giá lại theo số nợ thuê tài chính còn phải trả cho bên cho thuê.
- Chứng khoán kinh doanh được đánh giá theo giá trị hợp lý là giá đóng cửa của phiên giao dịch tại ngày báo cáo ( hoặc phiên trước liền kề nếu thị trường không giao dịch vào ngày báo cáo)
- Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết và đơn vị khác được ghi nhận theo giá thấp hơn giá trị ghi sổ và giá trị có thể thu hồi ( giá có thể bán trừ chi phí bán ước tính)
- Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, các khoản phải thu được đánh giá theo số thực tế có thể thu hồi.
b. Đối với nợ phải trả: Trường hợp có sự thỏa thuận giữa các bên bằng văn bản về số phải trả thì đánh giá lại theo số thỏa thuận. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể thì được thực hiện như sau:
- Nợ phải trả bằng tiền được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá trị khoản nợ trả trước thời hạn theo quy định hợp đồng.
- Nợ phải trả bằng tài sản tài chính được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ của khoản nợ phải trả và giá trị hợp lý của tài sản tài chính đó.
- Nợ phải trả bằng hàng tồn kho được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá trị ghi sổ khoản nợ phải trả và giá mua ( cộng các chi phí liên quan trực tiếp) hoặc giá thành sản xuất hàng tồn kho tại thời điểm báo cáo.
- Nợ phải trả bằng TSCĐ được đánh giá lại theo giá cao hơn giữa giá rọ ghi sổ nợ phải trả và giá mua (cộng các chi phí liên quan trực tiếp ) hoặc giá trị còn lại của TSCĐ tại thời điểm báo cáo.
5. Không phải đánh giá lại tài sản, nợ phải trả nếu bên thứ ba kế thừa quyền đối với tài sản hoặc nghĩa vụ đối với nợ phải trả trong một số trường hợp cụ thể như sau:
- Trường hợp một đơn vị giải thể để sáp nhập vào đơn vị khác, nếu đơn vị nhận sáp nhập cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bi giải thể theo giá trị sổ sách.
- Trường hợp một đơn vị giải thể để chia tách thành các đơn vị khác, nếu đơn vị sau khi chia tách cam kết kế thừa mọi quyền và nghĩa vụ của đơn vị bị giải thể theo giá trị sổ sách.
- Từng khoản mục tài sản cụ thể được một bên khác cam kết, bảo lãnh thu hồi cho đơn vị bị giải thể theo giá trị sổ sách và việc thu hồi diễn ra trước thời điểm đơn vị chính thức ngừng hoạt động.
- Từng khoản mục nợ phải trả cụ thể được một bên thứ ba cam kết, bảo lãnh thanh toán cho đơn vị bị giải thể và đơn vị bị giải thể chỉ có nghĩa vụ thanh toán lại cho bên thứ ba đó theo giá trị sổ sách.
6. Phương pháp kế toán một số khoản mục tài sản khi doanh nghiệp không đáp ứng giả định hoạt động liên tục
- Việc trích lập dự phòng hoặc đánh giá tổn thất tài sản được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không thực hiện trích lập dự phòng trên TK 229 – “ Dự phòng tổn thất tài sản”.
- Việc tính khấu hao hoặc ghi nhận tổn thất của TSCĐ bất động sản đầu tư được ghi giảm trực tiếp vào giá trị ghi sổ của tài sản, không sử dụng TK 214 để phản ánh hao mòn lũy kế.
7. Doanh nghiệp phải xử lý một số vấn đề tài chính sau
- Thực hiện trích trước vào chi phí đối với các khoản lỗ dự kiến phát sinh trong tương lai nếu có khả năng phát sinh khoản lỗ là tương đương chắc chắn và giá trị khoản lỗ được ước tính một cách đáng tin cậy; ghi nhận nghĩa vụ hiện tại đối với các khoản phải trả kể cả trong trường hợp chưa có đầy đủ hồ sơ tài liệu ( như biên bản nghiệm thu khối lượng của nhà thầu…) nhưng chắc chắn phải thanh toán;
- Đối với các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản lũy kế thuộc phần vốn chủ sở hữu, sau khi xử lý TSCĐ hữu hình, vô hình, bất động sản đầu tư , phần còn lại được kết chuyển vào thu nhập khác (nếu lãi) hoặc chi phí khác (nếu lỗ)
- Đối với khoản chênh lệch tỷ giá đang phản ánh lũy kế trên Bảng CĐKT (như chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc chuyển đổi BCTC), nếu kết chuyển toàn bộ vào doanh thu tài chính (nếu lãi) hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ).
- Các khoản chi phí trả trước chưa phân bổ hết như lợi thế thương mại phát sinh từ hợp nhất kinh doanh không dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty con, lợi thế kinh doanh khi cổ phần hóa, công cụ dụng cụ xuất dùng, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi trong giai đoạn triển khai… được ghi giả toàn bộ để tính vào chi phí trong kỳ. Riêng chi phí trả trước liên quan đến thuê tài sản, trả trước lãi vay được tính toán và phân bổ để phù hợp với thời gian trả trước thực tế còn lại cho đến khi chính thức dừng hoạt động.
- Công ty mẹ dừng ghi nhận lợi thế thương mại trên BCTC hợp nhất và tính ngay vào chi phí quản lý doanh nghiệp chưa phân bổ hết.
- Các khoản chênh lệch lãi, lỗ khi đánh giá lại tài sản và nợ phải trả sau khi bù trừ với dự phòng đã trích lập (nếu có) được ghi nhận vào doanh thu tài chính, thu nhập khác hoặc chi phí tài chính, chi phí khác ( nễu lỗ) hoặc thu nhập khác (nếu lãi).
8. Doanh nghiệp phải thuyết minh lý do không hoạt động liên tục, khả năng so sánh và thuyết minh chi tiết về khả năng tạo ra tiền và thanh toán nợ phải trả, vốn chủ sở hữu cho các cổ đông, cụ thể:
- Số tiền có khả năng thu hồi từ việc thanh lý, nhương bán tài sản, thu hồi nợ phải thu
- Khả năng thanh toán nợ phải trả theo thứ tự ưu tiên, như khả năng trả nợ ngân sách Nhà nước, trả nợ người lao động, trả nợ vay, nợ nhà cung cấp.
- Khả năng thanh toán cho chủ sở hữu, đối với công ty cổ phần cần công bố rõ khả năng mỗi cổ phiếu sẽ nhận được bao nhiêu tiền.
- Thời gian tiến hành thanh toán các khoản nợ phải trả và vốn chủ sở hữu.
Trên đây là khái niệm về doanh nghiệp không hoạt động liên tục cũng như các yêu cầu, quy định và lưu ý khi lập báo cáo tài chính cho một doanh nghiệp không hoạt đông liên tục.
Tin cùng chủ đề
Tin mới
- Từ 1/7/2016 thay đổi mức tiền phạt chậm nộp thuế - 13/04/2016 03:00
- Quy trình thu mua nhập kho - 13/04/2016 02:56
- Kê khai thuế cho chi nhánh hạch toán phụ thuộc, độc lập - 09/04/2016 02:01
- Mức phạt nộp chậm tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, Môn bài - 09/04/2016 01:58
- Quy định về mức phạt nộp chậm báo cáo tài chính mới nhất - 08/04/2016 08:49
- Việc giao dịch qua TK ngân hàng nhưng chưa đăng ký với thuế. - 08/04/2016 03:01
- Sau khi thành lập công ty mới có ĐKKD thì Doanh nghiệp sẽ làm những thủ tục sau - 08/04/2016 02:52
- Hình thức xử lý khi NSDLĐ trả lương - 08/04/2016 01:58
- Công việc thực hiện khi kết thúc năm tài chính - 07/04/2016 03:43
- Các loại thuế phải nộp khi cho thuê nhà là cá nhân - 07/04/2016 03:28
Các tin khác
- Những doanh nghiệp phải kiểm toán Báo cáo tài chính và nộp đính kèm Báo cáo kiểm toán - 07/04/2016 01:50
- Kế toán cần biết - 31/03/2016 07:34
- Cách đăng ký người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh năm 2016 - 22/03/2016 03:23
- Người phụ thuộc gồm những ai? - 22/03/2016 03:06
- Chỉ tiêu bắt buộc và không bắt buộc trong hóa đơn tài chính - 21/03/2016 03:37
- Cách hạch toán Tài khoản 417 - 18/03/2016 02:46
- Tài khoản 357 - Quỹ bình ổn giá - 18/03/2016 02:40
- Tài khoản 356 – Quỹ phát triển khoa học và công nghệ - 18/03/2016 02:34
- Tài khoản 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi - 18/03/2016 02:27
- Tài khoản 171: Giao dịch mua, bán lại trái phiếu chính phủ. - 18/03/2016 02:22