Bạn đang ở: Trang chủ Góc chia sẻ Thủ tục chốt sổ BHXH

thanh lap cong ty BHXH Thủ tục chốt sổ BHXH

Khi kết thúc hợp đồng lao động, cũng là lúc kết thúc thời gian tham gia bảo hiểm xã hôi của người lao động ở một nơi làm việc. Người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm làm những thủ tục chấm dứt thời gian tham gia bảo hiểm và chốt sổ bảo hiểm của người lao động tại đơn vị mình. Chốt sổ bảo hiểm xã hội là công việc của người sử dụng lao động tất toán quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của Người tham gia bảo hiểm (người lao động) tại 1 cơ quan bảo hiểm (quận, huyện).

1. Các trường hợp chốt sổ bảo hiểm xã hội:

1.1.  Người tham gia bảo hiểm nghỉ việc (kết thúc quá trình làm việc và tham gia bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm): Nghỉ việc ở doanh nghiệp này để làm doanh nghiệp khác hoặc nghỉ hưu do đã hết tuổi lao động.

1. 2. Doanh nghiệp chuyển địa điểm kinh doanh (tức là thay đổi cơ quan bảo hiểm) từ quận, huyện này sang quận huyện khác.

2. Thủ tục chốt sổ BHXH cho cho người lao động:

Bước 1: Thủ tục giảm
1/
Mẫu D02-TS : 3 bản
2/
Mẫu D01b-TS :  1 bản
3/ Thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng (01 thẻ/người)
4/ Biên bản trả thẻ BHYT đối với trường hợp đơn vị đã nộp trước đó – nếu có (01 bản chính)
5/ Bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ… (01 bản/người) hoặc bản sao Quyết định/Thông báo chấm dứt HĐLĐ tập thể đính kèm danh sách (01 bản)
6/
Mẫu số 103 : Phiếu giao nhận hồ sơ

Bước 2: Chốt sổ cho người lao động

1. Phiếu giao nhận hồ sơ ( Mẫu 321)
2.Danh sách xác nhận sổ BHXH
( Mẫu số 01-DS/XNS) 2 bản
3. Tờ bìa sổ BHXH (sổ mẫu mới)
4. Bản ghi quá trình đóng BHXH, BHTN
( Mẫu 07/SHB)  + các tờ rời sổ (nếu có)
5. Giấy chuyển tiền (bản sao nếu thanh toán), công văn cam kết thanh toán nợ (nếu nợ trên 1 tháng đến dưới 3 tháng)
6. Bản photo CMND 1 bản/người
7. Mẫu 01-XN/THS (nếu có)

3. Gộp sổ bảo hiểm

Theo Điều 63 khoản 1 Quy định 1111/QĐ-BHXH về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế có quy định về việc gộp sổ bảo hiểm như sau:

” 1. Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH không trùng nhau thì cơ quan BHXH thu hồi tất cả các sổ BHXH, sau đó hoàn chỉnh lại cơ sở dữ liệu, in thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN của các sổ BHXH vào sổ mới. Số sổ BHXH cấp lại là số của sổ BHXH có thời gian tham gia BHXH sớm nhất”.

Tuy nhiên, để được hưởng quyền lợi trên thì cả 2 sổ bảo hiểm đó đều phải chốt sổ bảo hiểm ở các nơi đã tham gia bảo hiểm

3.1. Nếu Doanh nghiệp thực hiện thủ tục gộp sổ cho người lao động, gồm hồ sơ như sau:

– Công văn của doanh nghiệp (Mẫu số: D01b-TS);

– Đơn đề nghị (Mẫu số D01-TS) ;

– Các sổ bảo hiểm xã hội.

3.2. Nếu người lao động nghỉ việc phải tự lập hồ sơ gộp sổ và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội.

Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị và các sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thu hồi các sổ bảo hiểm xã hội cũ, gộp tất cả quá trình đóng bảo hiểm chưa hưởng của các sổ còn lại vào sổ gốc (là sổ cấp đầu tiên) để giữ lại sổ này và hủy sổ khác.

Tweet

Khuyến nghị cá cược Crown

Thiết kế bởi: getalialawn.com
async> View My Stats