Quy định và thủ tục về chế độ hưởng dưỡng sức
Quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tại Điều 37 Luật BHXH, được hướng dẫn chi tiết tại điều 17, Nghị định số 152/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22.12.2006, thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 30.01.2007 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 152/2006/NĐ-CP, thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTBXH ngày 23.9.2008 sửa đổi, bổ sung thông tư số 03/2007/TT-BLĐTBXH. Căn cứ theo các quy định này thì:
Trong khoảng thời gian 30 ngày, tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu quy định tại Điều 30 Luật BHXH hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con quy định tại Điều 31 Luật BHXH mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, ngày nghỉ hằng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc ban chấp hành công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ 2 con trở lên; b) Tối đa 7 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật; c) Bằng 5 ngày đối với các trường hợp khác.
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở.
Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản nếu không hưởng tiền lương, tiền công tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. Thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH.
Hồ sơ như sau:
- Người sử dụng lao động phải lập Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69a-HD): 03 bản.
Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật.
Tin mới
- Hướng dẫn kê khai bảo hiểm xã hội qua mạng - 08/03/2016 05:12
- Cách viết hóa đơn GTGT trong công trình xây dựng - 03/03/2016 08:08
- Người lao động không đóng bảo hiểm bắt buộc có được không? - 03/03/2016 01:51
- Sử dụng lao động đã nghỉ hưu có phải đóng bảo hiểm bắt buộc - 01/03/2016 08:41
- Quy chế chi tiêu nội bộ - 29/02/2016 07:24
- Thủ tục đăng ký thuế lần đầu cho doanh nghiệp - 29/02/2016 03:33
- Thông báo mẫu 08-MST - 29/02/2016 03:22
- Xử lý Chi phí mua phần mềm nước ngoài qua mạng - 29/02/2016 03:08
- Xác định kê khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý - 29/02/2016 03:03
- Thủ tục chốt sổ BHXH - 29/02/2016 02:57
Các tin khác
- Các hành vi trốn thuế và mức phạt của doanh nghiệp - 29/02/2016 02:46
- Hướng dẫn kê khai thuế TNCN cho người lao động tự quyết toán - 29/02/2016 02:38
- Chế độ thai sản - 29/02/2016 02:02
- Quy trình kế toán nhà hàng - 26/02/2016 08:03
- Một số vấn đề cần lưu ý khi Thành lập Doanh nghiệp - 25/02/2016 09:46
- Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện quyết toán thuế - 25/02/2016 07:37
- Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả theo thông tư 200/2014/TT-BC - 25/02/2016 07:24
- Một người có thể làm Giám đốc/ Tổng giám đốc của bao nhiêu Doanh Nghiệp? - 24/02/2016 09:30
- Xây dựng quy trình kế toán - 24/02/2016 08:20
- NÊN THÀNH LẬP THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO? - 24/02/2016 07:29