NÊN THÀNH LẬP THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO?
Làm thế nào để định hướng được loại hình doanh nghiệp phù hợp khi có ý tưởng kinh doanh?
Ưu điểm và Nhược điểm của 3 loại hình Doanh nghiệp thông dụng:
Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Công ty cổ phần có tối thiểu 3 cổ đông và không giới hạn số lượng cổ đông.
Ưu điểm:
- Chế độ trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao;
- Khả năng hoạt động rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề (thực tế hiện nay thì ưu điểm này không phải là tuyệt đối vì các loại hình công ty đều có quyền kinh doanh ngành nghề, lĩnh vực gần như nhau, thậm chí công ty TNHH còn có nhiều lợi thế hơn trong việc kinh doanh các ngành nghề có tính chất đối nhân - không đối vốn như dịch vụ kế toán, tư vấn Luật ...).
- Cơ cấu vốn hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty;
- Khả năng huy động vốn rất cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng, đây là đặc điểm riêng có của công ty cổ phần;
- Việc chuyển nhượng vốn tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của Công ty cổ phần (đối với công ty Đại chúng, công ty niêm yết trên Sàn chứng khoán thì chỉ có công ty cổ phần mới có quyền này).
Nhược điểm :
- Việc quản lý và điều hành rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn, có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ động đối kháng nhau về lợi ích;
- Việc thành lập và quản lý cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán.
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.
Ưu điểm:
- Chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;
- Điều hành công ty không quá phức tạp;
- Dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty.
Nhược điểm:
- Uy tín trước đối tác, bạn hàng phần nào bị ảnh hưởng do chế độ trách nhiệm hữu hạn;
- Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
- Việc huy động vốn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu;
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
Doanh nghiệp tư nhân là gì?
Là Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Ưu điểm:
- Chủ sỡ hữu hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh.
- Tạo độ tin tưởng cho khách hàng ở chế độ trách nhiệm vô hạn
Ít chịu sự chi phối của pháp luật so với các loại hình doanh nghiệp khác.
Nhược điểm:
- Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân
- Mức độ rủi ro cao chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ doanh nghiệp.
Tin mới
- Quy định và thủ tục về chế độ hưởng dưỡng sức - 29/02/2016 02:53
- Các hành vi trốn thuế và mức phạt của doanh nghiệp - 29/02/2016 02:46
- Hướng dẫn kê khai thuế TNCN cho người lao động tự quyết toán - 29/02/2016 02:38
- Chế độ thai sản - 29/02/2016 02:02
- Quy trình kế toán nhà hàng - 26/02/2016 08:03
- Một số vấn đề cần lưu ý khi Thành lập Doanh nghiệp - 25/02/2016 09:46
- Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện quyết toán thuế - 25/02/2016 07:37
- Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả theo thông tư 200/2014/TT-BC - 25/02/2016 07:24
- Một người có thể làm Giám đốc/ Tổng giám đốc của bao nhiêu Doanh Nghiệp? - 24/02/2016 09:30
- Xây dựng quy trình kế toán - 24/02/2016 08:20
Các tin khác
- Phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê - 24/02/2016 07:01
- Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới nhất - 24/02/2016 06:53
- Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 24/02/2016 03:07
- Thông báo nộp thuế môn bài 2016 và tiền nợ thuế(nếu có) - 23/02/2016 02:35
- Những điểm cần lưu ý của chính sách thuế tháng 02/2016 - 23/02/2016 02:23
- Một số điểm kế toán cần chú ý khi hạch toán thuế 2015 - 23/02/2016 02:15
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2016 - 19/02/2016 08:23
- Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN - 19/02/2016 08:14
- Các bước quyết toán thuế - 19/02/2016 07:53
- Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế (MST) thu nhập cá nhân cho nhân viên - 17/02/2016 08:00