Phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê
Các doanh nghiệp hiện nay thường đi thuê tài sản cố định như : Thuê máy móc thiết bị, thuê ô tô, thuê văn phòng, nhà xưởng… Để tài sản đưa vào sử dụng phù hợp với doanh nghiệp, hoặc trong thời gian thuê, tài sản có thể hư hỏng, doanh nghiệp phải sửa chữa. Vậy chi phí sửa chữa này được phân bổ thế nào vào chi phí. Dịch vụ Trái Đất xin chia sẻ với các bạn qua bài viết Phân bổ chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê
1. Chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phân bổ vào chi phí được trừ
Khoản 2.16, Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“2.16. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước. …
Đối với chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê mà trong hợp đồng thuê tài sản quy định bên đi thuê có trách nhiệm sửa chữa tài sản trong thời gian thuê thì chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép hạch toán vào chi phí hoặc phân bổ dần vào chi phí nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.”
Căn cứ quy định trên :
- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng thuê nhà xưởng hoạt động , nếu trong hợp đồng thuê có quy định doanh nghiệp có trách nhiệm sửa chữa và cải tạo tài sản trong thời gian thuê thì Công ty được phép sửa chữa và phân bổ dần chi phí sửa chữa tài sản vào chi phí được trừ nhưng thời gian tối đa không quá 03 năm.
- Trường hợp doanh nghiệp sửa chữa trước khi thuê tài sản, thời gian thuê kéo dài hơn 3 năm, thì doanh nghiệp cũng chỉ phân bổ vào chi phí được trừ trong 3 năm đầu, khi mới thuê
- Trường hợp doanh nghiệp sửa chữa trước khi thuê tài sản, thời gian thuê dưới 3 năm, thì phân bổ toàn bộ chi phí sửa chữa vào chi phí được trừ theo số năm thuê tài sản
2. Hồ sơ thuê tài sản để được tính chi phí sửa chữa vào chi phí được trừ
Để được tính chi phí sửa chữa vào chi phí được trừ, hồ sơ thuê tài sản bao gồm :
- Hợp đồng thuê tài sản, trong đó nêu rõ việc bên đi thuê được phép sửa chữa, và phải chịu chi phí này
- Hóa đơn GTGT, hoặc chứng từ xác nhận sửa chữa
- Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với những hóa đơn có giá trị trên 20 triệu
Lưu ý : Những hóa đơn sửa chữa tài sản này, bên đi thuê không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Để biết chi tiết hơn mời bạn tham khảo Công văn số 1580/CT-TTHT ngày 18/09/2015 trả lời Công ty TNHH Kobayashi – Ohla Label Việt Nam về chia phí sửa chữa nhà xưởng thuê:
Tin mới
- Các hành vi trốn thuế và mức phạt của doanh nghiệp - 29/02/2016 02:46
- Hướng dẫn kê khai thuế TNCN cho người lao động tự quyết toán - 29/02/2016 02:38
- Chế độ thai sản - 29/02/2016 02:02
- Quy trình kế toán nhà hàng - 26/02/2016 08:03
- Một số vấn đề cần lưu ý khi Thành lập Doanh nghiệp - 25/02/2016 09:46
- Những câu hỏi thường gặp khi thực hiện quyết toán thuế - 25/02/2016 07:37
- Nguyên tắc kế toán các khoản nợ phải trả theo thông tư 200/2014/TT-BC - 25/02/2016 07:24
- Một người có thể làm Giám đốc/ Tổng giám đốc của bao nhiêu Doanh Nghiệp? - 24/02/2016 09:30
- Xây dựng quy trình kế toán - 24/02/2016 08:20
- NÊN THÀNH LẬP THEO LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP NÀO? - 24/02/2016 07:29
Các tin khác
- Hướng dẫn cách hoàn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới nhất - 24/02/2016 06:53
- Hướng dẫn lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ - 24/02/2016 03:07
- Thông báo nộp thuế môn bài 2016 và tiền nợ thuế(nếu có) - 23/02/2016 02:35
- Những điểm cần lưu ý của chính sách thuế tháng 02/2016 - 23/02/2016 02:23
- Một số điểm kế toán cần chú ý khi hạch toán thuế 2015 - 23/02/2016 02:15
- Hướng dẫn cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2016 - 19/02/2016 08:23
- Các khoản thu nhập không tính vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN - 19/02/2016 08:14
- Các bước quyết toán thuế - 19/02/2016 07:53
- Hướng dẫn cách đăng ký mã số thuế (MST) thu nhập cá nhân cho nhân viên - 17/02/2016 08:00
- Kế toán cần biết - 17/02/2016 07:54